Những món đặc sản chưa thử là chưa đến Lạng Sơn

Trang chiếu 1 / 7: Vịt quay lá móc mật: Đây là món ngon có tiếng của người Lạng Sơn. Món này đòi hỏi người chế biến phải khéo léo để thịt vịt không bị tanh lại thơm mùi lá móc mật. Khi ăn chấm với phần nước đọng trong vịt sau khi quay, thêm xì dầu, ớt. Ngoài vịt quay, món phở vịt ở đây cũng rất nổi tiếng. Thịt vịt mềm ngọt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho ẩm thực xứ Lạng. Ảnh: Foody, Nhanongxanh.

Vịt quay lá móc mật: Đây là món ngon có tiếng của người Lạng Sơn. Món này đòi hỏi người chế biến phải khéo léo để thịt vịt không bị tanh lại thơm mùi lá móc mật. Khi ăn chấm với phần nước đọng trong vịt sau khi quay, thêm xì dầu, ớt. Ngoài vịt quay, món phở vịt ở đây cũng rất nổi tiếng. Thịt vịt mềm ngọt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho ẩm thực xứ Lạng.

Trang chiếu 2 / 7: Phở chua: So với phở bò trứ danh Hà thành, phở chua Lạng Sơn cũng không kém phần cầu kỳ. Một bát phở chua truyền thống của xứ Lạng cần đến hơn chục loại nguyên liệu đặc biệt như khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng… chưa kể các loại rau thơm, dưa chuột, lạc rang… Với nguyên liệu đa dạng như vậy, phở chua hội tụ đầy đủ vị cay, ngọt man mát lại chua dịu thanh thanh. Ảnh: Diadiemanuong, Rongchoimienbac, Toidi, Lozi.

Phở chua: So với phở bò trứ danh Hà thành, phở chua Lạng Sơn cũng không kém phần cầu kỳ. Một bát phở chua truyền thống của xứ Lạng cần đến hơn chục loại nguyên liệu đặc biệt như khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng… chưa kể các loại rau thơm, dưa chuột, lạc rang… Với nguyên liệu đa dạng như vậy, phở chua hội tụ đầy đủ vị cay, ngọt man mát lại chua dịu thanh thanh. 

Trang chiếu 3 / 7: Khâu nhục: Món ăn nghe lạ tai này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi du nhập vào Việt Nam, khâu nhục được người Tày, Nùng ở Lạng Sơn biến đổi cho phù hợp và nhanh chóng trở thành đặc sản nơi đây. Thịt ba chỉ thớ dày ướp cùng các loại gia vị, tần ô. Khi hấp thêm khoai lang, lá tàu soi. Món đặc sản của Lạng Sơn này ăn kèm xôi, cơm hay bánh mì đều rất ngon. Ảnh: Yeudulich, QTV.

Khâu nhục: Món ăn nghe lạ tai này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi du nhập vào Việt Nam, khâu nhục được người Tày, Nùng ở Lạng Sơn biến đổi cho phù hợp và nhanh chóng trở thành đặc sản nơi đây. Thịt ba chỉ thớ dày ướp cùng các loại gia vị, tần ô. Khi hấp thêm khoai lang, lá tàu soi. Món đặc sản của Lạng Sơn này ăn kèm xôi, cơm hay bánh mì đều rất ngon

Trang chiếu 4 / 7: Bánh cuốn trứng: Bạn có thể ăn bánh cuốn trứng tại Hà Nội nhưng muốn ăn cho chuẩn vị thì nhất định nên đến Lạng Sơn. Bánh sau khi tráng được đập thêm một quả trứng rồi đậy vung cho trứng chín hơi. Bên trên đĩa bánh rắc thêm thịt băm và hành khô. Điểm đặc biệt là nước chấm ở đây không phải nước mắm pha bình thường mà có một chút thịt xay khô, thêm rau mùi với nước chấm mỡ hành. Thêm vào đó, mỗi bàn ăn đều có một lọ măng ngâm ớt để khách hàng tùy ý chỉnh vị cho bát nước chấm của mình. Ảnh: Vtimes, Dacsanthonque.

Bánh cuốn trứng: Bạn có thể ăn bánh cuốn trứng tại Hà Nội nhưng muốn ăn cho chuẩn vị thì nhất định nên đến Lạng Sơn. Bánh sau khi tráng được đập thêm một quả trứng rồi đậy vung cho trứng chín hơi. Bên trên đĩa bánh rắc thêm thịt băm và hành khô. Điểm đặc biệt là nước chấm ở đây không phải nước mắm pha bình thường mà có một chút thịt xay khô, thêm rau mùi với nước chấm mỡ hành. Thêm vào đó, mỗi bàn ăn đều có một lọ măng ngâm ớt để khách hàng tùy ý chỉnh vị cho bát nước chấm của mình

Trang chiếu 5 / 7: Bánh mì nướng: Bên cạnh những món chính đẫy đà, người dân ở đây còn có rất nhiều món ăn vặt, nổi bật là bánh mì nướng. Bánh mì nướng Lạng Sơn gồm hai loại có nhân và không có nhân. Đầu tiên, bánh được nướng với dầu ăn, sau đó thêm một lớp hỗn hợp dầu hào, mật ong để có màu vàng đậm và thơm hơn. Ngoài ra, nước chấm bánh mì cũng được chế biến rất đặc sắc với vị chua cay ngòn ngọt ăn rất bắt miệng. Ảnh: Foody, Lozi.

Bánh mì nướng: Bên cạnh những món chính đẫy đà, người dân ở đây còn có rất nhiều món ăn vặt, nổi bật là bánh mì nướng. Bánh mì nướng Lạng Sơn gồm hai loại có nhân và không có nhân. Đầu tiên, bánh được nướng với dầu ăn, sau đó thêm một lớp hỗn hợp dầu hào, mật ong để có màu vàng đậm và thơm hơn. Ngoài ra, nước chấm bánh mì cũng được chế biến rất đặc sắc với vị chua cay ngòn ngọt ăn rất bắt miệng.

Trang chiếu 6 / 7: Bánh áp chao: Món bánh này có vỏ được chế biến từ gạo nếp trộn gạo tẻ. Bên trong nhân bánh chính là món thịt vịt nổi tiếng của người Lạng Sơn. Vỏ bánh rán giòn quyện với vị đậm đà của thịt vịt và mắm chua ngọt, ăn kèm rau sống rất kích thích vị giác. Ảnh: Northemvietnamtravel, Wikivietnam.

Bánh áp chao: Món bánh này có vỏ được chế biến từ gạo nếp trộn gạo tẻ. Bên trong nhân bánh chính là món thịt vịt nổi tiếng của người Lạng Sơn. Vỏ bánh rán giòn quyện với vị đậm đà của thịt vịt và mắm chua ngọt, ăn kèm rau sống rất kích thích vị giác

Trang chiếu 7 / 7: Bánh coóng phù: Coóng phù khá giống bánh trôi có vỏ làm bằng bột nếp với phần nhân là đường nâu. Bánh được ăn kèm với nước nấu từ đường hoa mai và gừng thơm nức mũi, trên rắc thêm ít dừa và lạc. Ăn miếng bánh nóng hổi vào những ngày gió lạnh ở nơi vùng cao chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ. Ảnh: Tintuclangson, Ngocfoody.

Bánh coóng phù: Coóng phù khá giống bánh trôi có vỏ làm bằng bột nếp với phần nhân là đường nâu. Bánh được ăn kèm với nước nấu từ đường hoa mai và gừng thơm nức mũi, trên rắc thêm ít dừa và lạc. Ăn miếng bánh nóng hổi vào những ngày gió lạnh ở nơi vùng cao chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ.

Nguồn: Zing.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *